Chọn sim đẹp theo đầu số di động


Phong thủy luận

Kinh Dịch ( Chương 1)

Tiên thiên và hậu thiên Bát quái :

Tương truyền là 8 quẻ mới đầu Phục Hi sắp theo vòng tròn như trong hình 1 bên trái, rồi sau Văn Vương sắp lại theo hình 2 :


Thuyết đó chưa tin được : Không có gì chứng minh được rằng bát quái trước thời Văn Vương phải có sắp như hình 1 không, mà trong phầm kính của Chu dịch cũng không có chỗ nào nói tới việc Văn Vương sắp lại bát quái.

Chỉ trong phần truyện (1) ( Thuyết quái truyện, Chương III ) chúng ta thấy câu này : “ Trời và đất vị trí định rồi, cái khí ( khí lực) của núi và chằm thông với nhau, sấm gió nổi lên với nhau, nước và lửa chẳng diệt nhau, tám quẻ cùng giao với nhau ( Thiên địa định vi, sơn trạch thông khí, lôi phong tương bạc (1), thuỷ hỏa bất tương xạ, bát quái tương thác ).

Trong đoạn đó tác giả sắp bát quái thành từng cặp trái nhau như trong hình 1 : càn với khôn, cấn với đoái, chấn với tốn, li với khảm (2)



phong thuy, bat quai, sim so dep, sim phong thuy

Hình 2 : Hậu thiên bát quái

( Cả 2 hình, nhìn từ trong ra )

Nhưng trong chương V của Thuyết quái truyện lại có câu “ đế xuất hồ chấn” : Vị chủ tể trên trời xuất hiện ở phương Chấn, thì lại hợp với hình 2, vì hình này đặt chấn ở phương Đông ( phương mặt trời mọc), còn hình 1 đặt Chấn ở Đông Bắc ( chúng ta nên nhớ trên các bản đồ thời cổ của Trung Hoa, 4 phương đặt ngược với bản đồ ngày nay, nghĩa là họ đặt Bắc ở phía dưới, Nam ở trên, Đông ở bên trái, Tây ở bên mặt ).

Hình 1 gọi là Tiên thiên bát quái, hình 2 gọi là Hậu thiên bát quái. Hai tên đó không có trong Kinh Dịch, hiển nhiên là do người đời sau, hoặc một đời Hán hoặc Thiệu Khang Tiết đặt ra.

Tiên thiên bát quái có nghĩa là bát quái tượng trưng vũ trụ ( thiên) hồi đầu, Hậu thiên bát quái tượng trưng vũ trụ hồi sau. Hồi đầu là hồi nào ? Hồi sau là hồi nào ? Không ai biết chắc. Có người giảng hồi đầu là hồi vũ trụ còn vô hình, hồi sau là hồi vũ trụ đã hình thành. Vô lý vì khi vũ trụ còn vô hình thì tại sao đã có núi, có chằm?

Có người lại giảng Tiên thiên bát quái là những hiện tượng xảy ra ttrên các thiên thể ( nghĩa là khi vũ trụ đã hình thành ), còn Hậu thiên là nhũng hiện tượng ở trên mặt đất ( Bửu Cầm : Tìm hiểu Kinh Dịch – Sàigòn -1957). Vậy là trên các thiên thể cũng có trời, đất, núi, chằm,…như trên trái đất ?

Có người đem thiên văn học ở phương Tây mà giảng tiên thiên bát quái, chẳng hạn bảo Càn gồm ba hào dương, toàn là dương khí, sáng rực rỡ chính là một biển lửa, một định tinh, Khôn có ba hào âm, toàn là khí âm, đen lạnh, “Có thể ví các sao đen tối của nhà thiên văn học Emile Belot” v.v… ( Bùi Thị Bích Trâm – Thiên văn – Huế 1942 – do Nguyễn Duy Cần dẫn trong Dịch học tinh hoa –Sàigòn 1973).

Từ khi một số học giả đời Hán dùng Kinh dịch để giảng về thiên văn, về nguồn gốc vũ trụ, nhất là từ khi có hai hình tiên thiên và hậu thiên bát quái, chắc đã có nhiều người căn cứ vào hai hình ấy, rồi vào hai hình Hà Đồ, Lạc Thhư mà lập ra những thuyết mới sau này khoa thiên văn của phương Tây có môït phát kiến nào mới thì tất sẽ có những người giảng lại tiên thiên và hậu thiên bát quái cho hợp với những phát kiến mới. Chỉ có 8 hình 24 vạch liền và đứt, cho nên rất dễ gợi sự tưởng tượng của con người.

So sánh hai hình 1 và 2, chúng tôi thấy vị trí các quẻ thay đổi hết : hình 1 : Càn ở Nam, Khôn ở Bắc, Li ở Đông, Khảm ở Tây…., hình 2 : Càn ở Tây Bắc, Khôn ở Tây Nam, Li ở Nam, Khảm ở Bắc,…

Nếu quả là do Văn Vương sắp lại bát quái thì tại sao ông ta lại thay đổi như vậy ? Ông để Li ở phương Nam, có lý, mà Khảm ở phương Bắc, kể cũng có lý. Vì Khảm trái với Li, nước trái với lửa, Bắc đối với Nam. Nhưng tại sao ông lại không cho Càn đối với Khôn như trong hình 1 ? mà cho nó đối với Tốn và cho Khôn đối với Cấn ?....

Chúng tôi thú thật không hiểu nổi. Kinh dịch không giảng gì cho ta về những điểm đó cả. Trong Kinh dịch còn rất nhiều điều khó hiểu nữa, chúng ta đành chấp nhận thôi.(1)

(1) : Có người ( ông Lê Chí Thiệp trong Kinh dịch nguyên thủy – Sàigòn 1973, chương III ) còn dùng khí hậu, đất đai, đời sống của dân tộc Việt Thường ( dân tộc mình về đời Hùng Vương ? ) để chứng minh rằng tiên thiên bát quái xuất phát từ đất Việt Thường, do dân tộc Việt Thường sáng tác và phổ biến.

Trùng quái :

Chúng ta đã biết lưỡng nghi chồng lên nhau một lần thành tứ tượng, chồng thêm một lần nữa thành bát quái.

Chỉ có 8 quẻ với 24 hào thì không thể diễn được nhiều hiện tượng, sự việc nên phải chồng lên một lần nữa. Lần này không lấy một vạch âm hay dương như lần thứ nhì, mà lấy trọn một quẻ chồng lên tất cả 8 quẻ ; chẳng hạn lấy quẻ Càn chồng lên Càn và 7 quẻ kia, lấy quẻ Li chồng lên quẻ Li và cả 7 quẻ kia, như vậy mỗi quẻ thành ra 8 quẻ mới, 8 quẻ thành 64 quẻ mới, mỗi quẻ mới thành 6 hào, cộng là 64*6 = 384 hào, tạm đủ để diễn dịch được khá nhiều hiện tượng, sự việc rồi. Tới đây ngừng, vì nếu chồng thêm nữa thì nhiều quá, sẽ rối như bòng bong.

Sáu mươi bốn quẻ mới này gọi là trùng quái ( quẻ trùng ) để phân biệt với 8 quẻ nguyên thủy gọi là đơn quái ( quẻ đơn ).

Ai làm công việc trùng quái đó ? Có 4 thuyết :

1. Vương Bật ( đời Ngụy ) cho rằng Phục Hi tạo ra bát quái rồi tự mình trùng quái.

2. Trịnh Huyền ( đời Hán ) cho rằng Thần Nông trùng quái.

3. Tôn Thịnh ( không rõ đời nào ) cho là vua Vũ nhà Hạ.

4. Tư Mã Thiên ( đời Hán ) cho là Văn Vương.

Hai thuyết cuối trái với Hệ từ , vì theo Hệ từ hạ truyện – chương II thì :

Bào Hi mất rồi, Thần Nông lên thay ( ……..) lấy hình tượng ở quẻ Phệ hạp ( tức một trong 64 quẻ trùng ) mà nảy ra ý cho dân họp chợ, trao đổi sản vật. Vậy là đời Thần Nông đã có trùng quái rồi, đời Hạ và đời Chu sau Thần Nông cả mấy ngàn năm, không lẽ còn làm việc trùng quái nữa.

Mà thuyết thhứ nhì cũng khó tin. Thần Nông làm công việc trùng quái rồi lại do hình tượng và tên một quẻ do ông tạo ra ( quẻ Phệ hạp ) mà nảy ra ý họp chợ ? ( Coi phần II – Hệ từ hạ , cuối chương II ).

Rốt cuộc nếu tin ở hệ Từ thì phải chấp nhận thuyết thứ nhất : chính Phục Hi tạo ra 8 đơn quái rồi thấy nó không đủ để thông thần minh chi đức, loại vạn vật chi tình ( Hệ từ hạ – chương II ) nên tự trùng, tức tự chồng các quẻ lên nhau thành 64 trùng quái.

Nhưng Phục Hi (và cả Thần nông nữa) đều là những nhân vật huyền thoại và như trên chúng tôi đã nói, Bát quía không thể có từ đời Thương trở về trước được. Vậy thì chỉ có thể do một người nào đó trong đời Aân tạo ra bát quái rồi có lẽ Văn Vương đời Chu làm công việc trùng quái. Thuyết này trái với Hệ từ truyện thật, nhưng Hệ từ truyện đáng tin hay không ?

Đa số các nhà Dịch học đời sau chấp nhận thuyết 1 và thuyết 4, cho nên chúng ta thấy họ dùng cả tiên thiên bát quái ( họ cho là của Phục Hi ) và hậu thiên bát quái của Văn Vương, do đó có hai cách trùng quái, một cách theo tiên thiên bát quái, một cách theo hậu thiên bát quái.

Theo Tiên thiên bát quái , có thể bắt đầu từ quẻ Càn hay quẻ Khôn. Dù bắt đầu từ quẻ nào thì cách chồng quẻ cũng như nhau : mỗi đầu theo chiều ngược kim đồng hồ, gặp quẻ Càn ( nếu bắt đầu từ quẻ Khôn ), hoặc gặp quẻ Khôn ( nếu bắt đầu từ quẻ Càn ) thì ngừng lại, rồi quay trở lại bắt tiếp từ quẻ bên cạnh Càn hay Khôn mà theo chiều thuận kim đồng hồ, chồng nốt cho hết tám quẻ.

Đồ “ Phương vị 64 quẻ của Phục Hi – coi các trang ở sau – bắt đầu từ quẻ Khôn ( quẻ ở đầu hàng trên hình vuông ở giữa đó ) , cho nên dưới đây tôi cũng chồng theo cách đó.

KHÔN : chồng lên khôn thành quẻ thuần khôn ( quẻ số 0 trên đồ “ Phương Vị” – Số 0 này do tôi đánh , theo Leibniz, coi các trang ở sau độc giả sẽ hiểu tại sao )

CẤN : chồng lên khôn thành quẻ số 1 trên đồ

KHẢM : chồng lên khôn thành quẻ số 2 trên đồ

TỐN : chồng lên khôn thành quẻ số 3 trên đồ

Tới đây bỏ chiều ngược kim đồng hồ, bắt từ quẻ Chấn ( ở bên cạnh Khôn ) mà theo chiều thuận kim đồng hồ để chồng tiếp :

CHẤN : chồng lên khôn thành quẻ số 4

LI : chồng lên khôn thành quẻ số 5

ĐOÁI : chồng lên khôn thành quẻ số 6

CÀN : chồng lên khôn thành quẻ số 7 , tức quẻ Thiên địa Bí

( Càn là thiên, khôn là địa, cho nên gọi là Thiên Địa, còn Bí là tên quẻ cho ý nghĩa của quẻ : bế tắc, như bí trong “bí cực thái lai” )

Thế là hết một vòng bắt đầu là Khôn, cuối cùng là Càn. Một quẻ Khôn đẻ ra tám quẻ đứng đầu hàng trên hình ở giữa đồ Phương Vị, từ số 0 đến số 7.

Qua vòng thứ nhì, cũng bắt đầu từ quẻ Khôn mà chồng theo hai chiều : chiều ngược :

Khôn chồng lên Cấn, Cấn lên Cấn, Khảm lên Cấn, Tốn lên Cấn ; rồi theo chiều thuận : Chấn lên Cấn, Li lên Cấn, Đoái lên Cấn, Càn lên Cấn. Được 8 quẻ nữa từ số 8 đến số 15 trên hành nhì ở tgiữa hình.

Như vậy, chồng 8 vòng được 8 hàng, 64 quẻ, quẻ cuối cùng số 63 là quẻ Thuần Càn.

Trùng quái theo cách thứ nhì, dùng Hậu thiên bát quái thì bắt đầu từ quẻ Càn rồi tuần tự theo chiều thuận kim đồng hồ, chồng :

Quẻ Càn lên, được quẻ Thuần Càn.

Quẻ Khảm lên, được quẻ Sơn Thiên Đại Súc, v.v… tới quẻ cuối cùng là quẻ Đoái, được quẻ Trạch Thiên Quải.

Như vậy là hết một vòng, được một nhóm 8 trùng quái.

Qua vòng thứ nhì , bắt đầu từ quẻ Khảm, lại chồng :

Quẻ Càn lên, được quẻ Thiên Thuỷ Tụng

Quẻ Khảm lên ( vẫn theo chiều thuận) , được quẻ Thuần Khảm.

Quẻ Cấn lên, được quẻ Sơn Thuỷ Mông, v.v… tới quẻ Đoái, được quẻ Trạch Thủy Khốn.

Như vậy là hết vòng thứ nhì, được một nhóm 8 trùng quái nữa.

Chồng hết 8 vòng, được 64 trùng quái.

Cách chồng này giản dị hơn cách trên, được nhiều sách dẫn, mặc dù không nói rõ là của Văn Vương, nhưng vì dùng thứ tự các quẻ trong Hậu thiên bát quái của Văn Vương, nên chúng tôi gọi là sách của Văn Vương.

Cuối sách này có một bảng đủ 64 quẻ chồng theo cách đó ( coi phụ lục – Đồ biểu 64 quẻ )

Chồng theo cách nào thì kết quả cũng như nhau, và cũng có 8 quẻ Thuần, gọi là Bát Thuần ( thuần nghĩa là Càn lại chồng lên Càn, Khảm lại chồng lên Khảm, Cấn lại chồng lên Cấn ,….)

Ngoài ra, các sách bói và lí số còn có một cách sắp quẻ theo từng nhóm nữa như :

Nhóm Trùng càn gồm thuần Càn, Thiên Phong Cấu, Thiên Sơn Độn, Thiên Địa Bí, Phong Địa Quan, Sơn Địa Bác, Hoả Địa Tấn, Hỏa Thiên Đại Hữu.

Chúng ta nhận xét sự biến đổi của các hào dương thành âm theo thứ tự : từ dưới lên, lên đến hào 5 ( ở quẻ Sơn Địa Bác) thì biến ngược trở xuống, âm thành dương.

- Nhóm Trùng Khảm gồm Thuầm Khảm, Thuỷ Trạch Tiết, Thuỷ Lôi Truân, Thuỷ Hỏa Kí Tế, Trạch Hỏa cách, Lôi Phong Hằng, Địa Hỏa Minh Di, Địa Thuỷ Sư, v.v…

Trong mỗi nhóm như vậy, quẻ Thuần là quẻ cái, còn 7 quẻ kia là quẻ con. Cách này chắc xuất hiện trễ, từ đời Ngũ Đại hay đời Tống và chỉ dùng vào việc bói hay đoán số, nên chúng ta biết qua vậy thôi, không cần nhớ.

Nội quái và ngoại quái:

- Mỗi quẻ trùng gồm 2 quẻ đơn, quẻ đơn ở dưới gọi là nội quái, quẻ ở trên gọi là ngoại quái. Ví dụ quẻ Thiên Phong Cấu thì Thiên, tức Càn là ngoại quái, Phong tức Tốn là nội quái.

Mỗi quẻ trùng gồm 6 hào, đánh số thứ tự từ dưới lên: hào 1 gọi là Sơ, hào 2 gọi là Nhị, hào 3 gọi là tam, hào 4 gọi là Tứ, hào 5 gọi là Ngũ, hào trên cũng không gọi là lục mà gọi là Thượng 9 đọc một đoạn sau đọc giả sẽ hiểu tại sao 0.

Ví dụ: Quẻ Địa Thiên Thái:

Hào thượng

5 Quẻ trên là Khôn: địa ( ngoại quái )

4

3 Quẻ dưới là càn: Thiên ( Nội quái )

2

Hào sơ

Gọi là nội quái, ngoại quái vì sắp theo vòng tròn thì quẻ càn ở trong ( nội ) gần trung tâm, còn quẻ khôn chồng lên nó, ở ngoài ( ngoại ), xa trung tâm ( coi đồ Phương vị 64 quẻ của Phục Hi, quẻ 56 trên vòng tròn ).

Vì có việc chồng hào và chồng quẻ như vậy nên khi tìm hiểu ý nghĩa, khi đoán quẻ, phải xét từ dưới lên, từ hào sơ lần lần lên tới hào thượng.

Nhưng khi gọi quẻ thì theo thứ tự từ trên xuống, cho nên gọi là địa thiên; còn chữ Thái ở sau trỏ nghĩa của quẻ: Thái là yên ổn ( như thái bình thông thuận ).

Một thí dụ nữa: quẻ thủy hóa ký tế.

Đọc tên quẻ đó bạn phải hiểu ngay: ngoại quái ( ở trên ) là Khảm ( thủy ), nội quái ( ở dưới ) là Li ( hỏa ), và vẽ ngay được hình dưới đây

NỘI DUNG PHẦN KINH

Ba loại dịch.

Tác phẩm đầu tiên nói về kinh dịch là cuốn Chu Lễ. Theo từ điển Từ Hải, tác phẩm này đầu tiên có tên là Chu Quan, chép về quan chế – chế độ quan lại tước lộc ) đời Chu, xuất hiện sau đời Khổng Tử, Mạnh Tử , khá phổ biến thời Chiến Quốc, Lưu Hâm ( con Lưu Hướng ) dưới thời Hán Ai Đế và Vương Mãng, mới đổi tên là Chu Lễ.

Sách đó chép đời Chu có 3 loại bói, có quan tháo bốc giữ 3 loại Dịch: Liên Sơn Dịch, Qui Tàng Dịch và Chu Dịch.

Về nguồn gốc của Liên Sơn Dịch và Qui tàng dịch, có ba bốn thuyết, đều không tin được. Người thì bảo Liên Sơn là của Phục Hi, Qui Tàng của Hoàng Đế, người lạo bảo liên sơn của Thần Nông, Qui Tàng của Hoàng Đế, người lạc bảo Liên sơn là dịch của Nhà Hạ, lấy quẻ Cấn làm đầu ( có lẽ vì Cấn là núi, mà Sơn cũng là núi ); còn Qui Tàng là dịch của Nhà Thương, lấy quẻ Khôn làm đầu ( có lẽ vì Khôn là đấ, mà Qui tàng có nghĩa muôn vật đều từ đất sinh ra rồi lại trở về đất ). Nhưng hai loại Dịch đó đều mất ( mà theo các nhà Khảo Cổ Học thì từ đời thương trở về trước, chưa hề có hình bát quái ); ngày nay chỉ còn có Chu Dịch.

Có điều này chắc chắn có cách bói bằng cỏ thì khá thịnh hành từ trước thời Khổng Tử. Trong bộ Xuân Thu tả Truyện 9 của tả Khâu Minh ) có chép nhiều chuyện bói cỏ thi của các vua chúa.

Khổng Tử tuy không cầu đảo, không bói, mà trong Thiên Tử Lộ, bài 22 cũng nhắc tới tục hay bói thời đó, và dẫn lời hào từ 3 quẻ hằng trong Chu Dịch.

Vì không có thuyết nào khác, chúng ta có thể chấp nhận rằng Văn Vương ( Nhà Chu ) là người đầu tiên có công với Chu Dịch.

Văn Vương tên là Cơ Xương, là một chư hầu của Nhà Aân, được vua Trụ phong làm tây Bá, tức Chư hầu lớn nhất ở Phương Tây, vào khoảng tỉnh Sơn Tây ngày nay. Oâng có tài, có đức, được lòng dân, và nhiều chư hầu theo ông, muốn ông diệt vua Trụ tàn bạo, dâm loạn… Oâng không nghe họ, vẫn trung với Trụ, vì vậy mà Khổng Tử trong Thiên Vi Chinh, bài 20 khen ông là “ được hai phần ba thiên hạ theo mình mà vẫn thần phục nhà Aân ( không cướp ngôi nhà Aân ); đức của nhà Chu ( trỏ Văn Vương ) như vậy có thể nói là cực cao “.

Nhưng vua Trụ thấy thêin hạ theo ông quá, đâm nghi ngờ ông bắt giam ông vào ngục Dữu Lý năm – 1144, 2 năm sau ( có sách nói là 7 năm sau ) mới thả, giao cho ông cầm quân chinh phạt các dân tộc nổi loạn. Nhờ được Lã Thượng ( La Vọng ) giúp sức ông hoàn thành nhiệm vụ rồi mất năm – 1135.

Trong khi bị giam ở ngục Dữu Lý, có thể ông đã làm việ trùng quái, và chắc chắn là ông đã đặt tên và tìm nghĩa cho 64 quẻ, rồi viết Thoán từ cũng gọi là Quái từ cho mỗi quẻ. Nhờ ông mà ý nghĩa mỗi quẻ mới tinh diệu, lời đoán mới tương đối minh bạch, mà công việc đoán cũng nhất trí hơn trước, không còn có cảnh mỗi quan thái bốc đoán theo ý riêng của mình nữa.

Nhưng lời đoán của ông r6át ngắn mỗi quẻ chỉ được 1 câu, chẳng hạn:

Quẻ càn là “ nguyên, hanh, lợi trinh “, nghĩa là quẻ đó có những đức “ đầu tiên lớn; thông, tiện phải bền chặt “.

Quẻ Thái là “ Tiểu vãng, đại lai, cát, hanh “ nghĩa là: âm qua dương là tốt lành hanh thông.

Quẻ Ký tế là “ Hanh, tiểu, lợi trinh, sơ cát, chung loạn “ nghĩa là: việc nhỏ thì hanh thông, lợi nhưng phải vững chí. Mới đầu tốt lành, cuối cùng loạn.

Khi ông mất rồi, con ông là Cơ Phát lên nối ngôi Tây bá, năm – 1122 đem quân diệt Trụ, chấm dứt nhà Aân và sáng lập nhà Chu, xưng là Võ Vương và phong cha làm Văn Vương.

Võ Vương tổ chức chính quyền, vỗ về dân chúng; nhưng làm cho nhà Chu vững, thịnh lên, cho văn minh Trung Quốc tiến mạnh là công của Chu Công, em ruột của ông, tên là Đán, mà Không Tử rất phục, suốt đời chỉ việc ước ao lập được sự nghiệp như Chu Công.

Võ Vương chết năm – 1115, con là Thành Vương, còn nhỏ tuổi. Lên nối ngôi, Chu Công làm phụ chính, hết lòng giữ ngôi cho cháu, dẹp bọn phản động trong họ, tổ chức chế độ phong kiến, sửa đổi lễ nhạc, mà vẫn có thì giờ tiếp tục công việc cha, nghiên cứu Dịch.

Văn Vương mới chỉ đạt ra Thoán Từ đễ giải nghĩa toàn quẻ. Chu Công đặt thêm Hào từ cho mỗi hào của mỗi quẻ, cộng là 384 hào, để giải nghĩa từng hào một.

Chẳng hạn quẻ càn, dưới hào sơ ( hào 1 ), Chu công viết: “ Tiềm long vật dụng “, nghĩa là: rồng còn ẩn náu, không dùng được.

Dưới hào 2 ông viết: “ Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân ‘, nghĩa là: rồng đã hiện lên cánh đồng, ra mắt kẻ đại nhân thì lợi.

Dưới hào 3: “ Quân tử chung nhật càn càn, tịch dịch nhược lệ, vô cữu “ nghĩa là: người quân tử, suốt ngày hăng hái tự cường, đến tối vẫn còn thận trọng như lo sợ. Nguy hiểm. Không tội lỗi….vv

Tới đây Chu Dịch mới thành 1 cuốn sách có văn từ, nghĩa lý, đời sau gọi là Kinh và chia làm 2 thiên: thượng cho 30 quẻ đầu, hạ cho 34 quẻ sau. Nhưng lời Thoán và lời hào vẫn quá giản áo, ít ai hiểu nên đời sau phải chú thích làm thêm bản Thập dực.

Thập là mười, dực là cánh con chim, có ý bảo Thoán từ của Văn Vương, Hào từ của Chu Công đặt dưới mỗi quẻ, mỗi hào, là đủ hình con chim rồi, bây giờ thêm Thập dực, là thêm lông cánh cho con chim.

Thập dực được gọi là thập truyện. Chữ truyện ngày xưa có nghĩa khác ngày nay: những lời để giải thích kinh thì gọi là truyện; chẳng hạn sách Xuân Thu của Không Tử gọi là Kinh, sau được 3 người giải thích, tức tả Khâu Minh, Công Dương Cao, Công Dương truyện, Cốc Lương truyện.

Dịch nghĩa là gì? Chu Dịch nghĩa là gì?

Chúng ta đã biết sách Chu Lễ bảo đời Chu có 3 loại dịch: Liên Sơn Dịch, Qui Tàng Dịch, và Chu Dịch.

Nhưng tên dịch do đó ai đặt ra, có từ hồi nào thì không ai biết. Ngay đến ý nghĩa của nó cũng hai thuyết.

a) Thuyết được hầu hết mọi người ngày nay chấp nhận là : Biến đổi.

Về ngữ nguyên, chữ dịch là biến đổi lại có hai thuyết nữa. Một thuyết bảo chữ đó, hồi xưa khác như vầy , tựơng hình một loài rắn tựa như loài kì nhông ờ nước ta, rất dễ thay đổi màu da, chẳng hạn ở trên cây thì biến thành màu vỏ cây hay lá cây, xuống dưới đất thì biến thành màu đất: là cái đầu nó, mà là mình và đuôi nó. Mới đầu hình đó trỏ loài kì nhông, sau có nghĩa là dễ biến đổi như kì nhông, sau cùng chỉ có nghĩa là biến đổi, mà mất nghĩa kì nhông đi.

Một thuyết nữa bảo dịch gồm chữ nhật là mặt trời ở trên và chữ nguyệt là mặt trăng ở dưới. Dịch là thay đổi cho nhau như mặt trăng và mặt trời 9 mặt trời lặn thì trăng mọc ), là di chuyển hoài ở trên trời.

Dù theo ngữ văn nào thì dịch cũng có ý nghĩa là biến dịch, thay đổi. Vạn vật sinh ra, lớn lên, rồi già, chết. Trong quẻ Càn, vạch dương ở hào sơ có một nghĩa, lên hào 2, hào 3…. Lại có những nghĩa khác. Đó là biến dịch.

Dịch còn có nghĩa là giao dịch. Giống đực giống cái gao cảm với nhau rồi mới sinh sinh hoá hóa. Trong 8 quẻ đơn hào âm, hào dương thay đổi cho nhau; 64 quẻ trùng, các quẻ đơn thay đổi cho nhau. Đó là giao dịch.

Nhưng trong sự biến dịch, vẫn còn những luật biến dịch như luật thịnh đến tột bực rồi phải suy, chẳng hạn loài người về thể chất khoản 50 tuổi bắt đầu suy, cmặt trăng, tròn rồi bắt đầu khuyết. Quản Càn, vạch dương lên đến hào 5 là thịnh cực, tới hào thượng là suy. Một luật bất dịch nữa là phản phục: không có gì mà không trở lại ( vô vãng bất phục: quẻ Thái ), như hết bốn mùa rồi trở lại Xuân, nước ròng sát rồi lại dâng lên….

Coi Chương VI ở sau, độc giả sẽ hiểu rõ những nghĩa biến, giao dịch, bất dịch trong kinh dịch.

b) Thuyết đó được mọi người chấp nhận. Nhưng vẫn không có người thắc mắc:

“ Giải nghĩa chữ như vậy đúng, nhưng kinh dịch chỉ có nghĩa đó từ khi nó thành một tác phẩm triết lý cuối đời Xuân Thu trong thời Chiến Quốc; còn hồi đầu đời Chu nó chỉ là một sách bói, chỉ cho người Trung Hoa một cách bói mới bằng cỏ thì thay cách bói bằng yếm rùa, thì nó chưa có nghĩa đó, mà chỉ có nghĩa giản dị, và chữ phải đọc là dị , nghĩ là dễ dàng. Dưới mỗi quẻ, có kèm theo một lời đoán nhất định, dưới mỗi hào cũng vậy; Viêtnam Thái Bốc bói được quẻ nào, hào nào thì cứ theo lời đoán kèm theo đó mà suy luận, so với lối bói bằng yếm rùa, giản dị hơn nhiều, nên cách bói mới có tên là Chu Dị, cách bói giản dị của nhà Chu.

Thuyết này không phải là vô lý, và được vài nhà chủ trương, chẳng hạn Dư Vĩnh Lương, Phùng Hữu Lan như trang trên tôi đã nói.

Về nghĩa chữ Chu trong Trong Chu Dịch có hai thuyết.

a) một thuyết, đại biều là Trịnh Huyền ( đời Hán ), bảo Chu đó không có nghĩa là nhà Chu, mà có nghĩa là hết một vòng rồi trở về ( chu nhi phục thủy ), là chu lưu trong vũ trụ, là phổ cập. Chu Dịch có nghĩa là đạo dịch, phổ biến khắp vũ trụ; là hết một vòng rồi trở về. Trịnh Huyền lấy lẽ rằng ba sách Dịch đời Chu: Liên Sơn, Qui Tàng, Chu Dịch tên hai sách trên không chỉ thời đại, thì tên cuốn cuối cùng cũng không chỉ thời đại ( để khỏi rườm, chúng tôi chỉ tót tắt như vậy thôi ).

b) Một thuyết nữa, đại biểu là Khổng Dinh Đạt ( đời Đường ) bác lẽ đó, bảo người ta là gọi hai sách trên là Liên Sơn, Qui tàng không thèm chữ dịch ở sau, mà Chu Dịch là có chữ dịch tuaưtttức là chữ dịch này không thể tách khỏi chữ Chu được mà như vậy Chu Dịch phải có nghĩa là dịch của đời Chu.

Lý luận của Trịnh và Khổng đều không vững, và chúng ta chỉ cần biết rằng ngày nay mọi người đều hiểu Chu là đời Chu, mà tên Chu dịch xuất hiện sau Khổng Tử, Mạnh Tử vì trong Luận Ngữ, Mạnh Tử chỉ thấy dùng tên Dịch thôi, không dùng tên Chu Dịch.

Một cuốn sách rất quan trọng mà từ nguồn gốc đến người viết, thời đại xuất hiện, ý nghĩa của tên sách đều gây nhiều thắc mắc, mấy nghìn năm sau chưa giải quyết được, đó cũng là một lẽ khiến Chu Dịch thành một kỳ thư.

CHƯƠNG II

NỘI DUNG PHẦN TRUYỆN

AI VIẾT THẬP DỰC?

Có lời đoán cho mỗi quẻ (Thoán từ tức Quái từ), và lời đoán cho mỗi hào trong mỗi quẻ (hào từ) rồi, thế là sách Chu Dịch hoàn thành. Người đời sau chỉ thêm những lời chú giải. Không có cuốn nào được nhiều người chú giải như cuốn đó. Tới đầu đời Thanh đã có trên một trăm bảy chục bản chú giải còn giữ được, nếu kể cả những bản đã thất lạc, chỉ còn lại cái tên thì con số phải gấp hai, gấp ba. Tiếp tục cho tới nay vẫn còn có người chú giải lại, có cả người Nhật, người Âu (Đức, Anh, Pháp...), người Việt mình nữa. Và chắc chắn sau này sẽ còn thêm nhiều. Ai cũng muốn xen ý kiến riêng của mình, của thời đại mình vô bộ Kinh đó.

Quan trọng nhất vẫn là chú giải đầu tiên, tức Thập Dực, cũng gọi là Thập Truyện.

Đại đa số các học giả Trung Hoa thời xưa cho rằng: Thập Dực là công trình của Khổng Tử. Sách Hán thư – phần Nghệ văn chí, bảo: “Dịch đạo thâm hĩ nhân canh tam thánh, thế lịch tam cổ”. Nghĩa là: Đạo Dịch rất thâm thuý, là công của ba vị thánh, trải ba đời mới xong. Ba vị thánh đó là Phục Hi, Văn Vương, Khổng Tử; ba đời là đời thượng cổ (Phục Hi), đời trung cổ (Văn Vương), đời hạ cổ (Khổng Tử). (Hán thư cho công việc viết Quái từ và Hào từ đều là của Văn Vương, nhưng thuyết Chu Công viết Hào từ được nhiều người chấp nhận hơn; và các thầy bói ngày nay khi bói đều khấn cả bốn vị Thánh: Phục Hi, Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử).

Nhưng Khổng Tử có thực là người viết Thập Dực không? Điều đó còn đáng ngờ.

Trong tập Khổng Tử, tôi dẫn nhiều chứng cớ rằng muốn biết đời và tư tưởng Khổng Tử thì chỉ nên căn cứ vào Luận ngữ, những sách khác đều không đáng tin.

Trong Luận ngữ chỉ có hai bài nhắc tới Kinh Dịch: bài Tử Lộ – 22, Khổng Tử dẫn một hào từ trong quẻ Hằng; và bài Thuật Nhi – 16, Khổng Tử nói: “Gia ngả sổ niên, ngũ thập dĩ học Dịch, khả dĩ vô đại quá hĩ” (Cho ta sống thêm ít năm nữa, tới 50 tuổi để nghiên cứu Kinh Dịch, thì có thể không lầm lỗi lớn).

Bài sau, có người cho là chép sai, hai chữ “Ngũ thập” chính là chữ “tốt” , chữ Dịch chính là chữ “diệc”, và phải chấm câu như sau: “Gia ngã sổ niên tốt dĩ học, diệc khả dĩ vô đại quá hĩ”, dịch là: “Cho ta sống thêm ít năm nữa để học thì cũng có thể không lầm lỗi lớn”. (1).

Dù chép đúng chăng nữa, thì bài đó cũng như bài trên chỉ đủ chứng tỏ rằng Khổng Tử có đọc Kinh Dịch, chứ không có gì chắc chắn rằng ông đã viết về Kinh Dịch.

Huống hồ trong Luận ngữ, ông không hề giảng kinh Dịch cho môn sinh, như giảng về thi, thư lễ nhạc. Mạnh Tử, Tuân Tử cũng không hề nói ông viết Thập Dực, chỉ nói ông viết kinh Xuân Thu thôi. Mà danh từ Thập Dực này không hề xuất hiện trong thời Tiền Tần, mãi tới đời Hán mới thấy.

Ba lẽ nữa:

1) – Tư tưởng trong Thập Dực rất tạp, có tư tưởng của Lão tử, có câu giống trong Trung Dung, Đại Học.

2) – Trong Văn ngôn và Hệ từ (2 truyện dực – trong thập dực) có chép: “Tử viết” (nghĩa là thầy dạy, hay Khổng Tử dạy), như vậy không phải là của Khổng Tử viết rồi.

3) – Giọng văn cũng nhiều chỗ khác nhau, ý nghĩa có chỗ thâm thuý, có chỗ rất tầm thường, không thể là do một người viết được, mà do nhiều người trong nhiều thời viết rồi người sau gom cả lại.

Do những lẽ đó, từ đời Tống, Âu Dương Tu, Diệp Thích đã ngỡ thuyết Khổng Tử viết Thập Dực (coi cuốn: Dịch, đồng tử vấn của Âu Dương Tu), và gần đây, từ Khang Hữu Vi tới Phùng Hữu Lan đầu nhận là Âu Dương Tu có lý.

Nhiều lắm thì ta chỉ có thể nói rằng Khổng Tử đã nghiên cứu Kinh Dịch, nhưng về già chỉ giảng cho một số rất ít môn sinh, và Thập Dực do một phái dịch học đời Chiến Quốc – gồm cả Khổng gia lẫn Lão gia, viết kẻ trước người sau, do đó mà hoàn thành rất trễ, có thể là cuối thời Chiến Quốc đầu đời Hán, không thể nào ngay sau đời Khổng Tử được.

NỘI DUNG THẬP DỰC

Sự thực chỉ có Thất Dực bảy truyện, nhưng gồm 10 thiên nên gọi là Thập Dực:

I. Thoán truyện – 2 thiên.

II. Tượng truyện – 2 thiên.

III. Hệ từ truyện cũng gọi là Đại truyện – 2 thiên.

IV. Văn ngôn truyện – 1 thiên.

V. Thuyết quái truyện – 1 thiên.

VI. Tự quái truyện – 1 thiên.

VII. Tạp quái truyện – 1 thiên.

Ngay cái điều gọi mỗi thiên là một truyện cũng vô lý rồi; mà đọc những trang sau, độc giả sẽ thấy sự chia ba truyện đầu mỗi truyện thành hai thiên cũng không theo một quy tắc chung nào cả.

Vì vậy mà sự chia thiên như trên không được mọi sách theo. Chẳng hạn bản cụ Phan Bội Châu cho Thoán truyện chỉ có một thiên, chỉ là 1 truyện; mà lại cho Tự quái truyện gồm hai thiên, thành 2 truyện.

Một bản khác, James Legge dùng để dịch, lại cho Văn ngôn truyện có 2 thiên (một cho quẻ Càn, một cho quẻ Khôn); Tự quái truyện cũng có 2 thiên (một cho 30 quẻ đầu, một cho 34 quẻ sau); như vậy là ngoài Thuyết quái truyện và Tạp quái truyện, mỗi truyện chỉ có 1 thiên, kể là một truyện; còn 5 truyện kia, mỗi truyện có 2 thiên, kể làm 2 truyện; cộng cả lại là 12 truyện chứ không phải 10 truyện.

Cách chia thiên và gọi thiên là truyện, như vậy vừa vô lý vừa lộn xộn, cho nên chúng tôi nghĩ phần truyện trong Kinh Dịch chỉ nên coi là có 7 truyện thôi.


TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHONG THỦY ỨNG DỤNG

Phòng Phong Thủy Kinh Dịch Vận Mệnh

Hotline: 0705.386.386

Các bài viết khác:
TIN TỨC NNG

MobiFone được cấp thêm thuê bao 10 số 0901xxxxxx, 0931xxxxxx
TTCN – Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, Bộ TT&TT đã đồng ý cấp thêm dải số 1 cho 2 đầu số 090 và 093 cho MobiFone. Như vậy, MobiFone sẽ có thêm 2 triệu số 10 số là 0901 và 0931. Chi tiết

Bài viết nhiều người đọc
Hỗ Trợ Trực Tuyến
HÀ NỘI
0982.850.850
TP.HCM
0705.386.386
Tư vấn Phong Thủy
0368.570.570
TÌM KIẾM nâng cao
 SIM PHONG THỦY CHỌN LỌC
---o0o----
Lộc phát tài vĩnh cửu
0982.850.850 
Vĩnh cửu
Lộc Phát Tài
Giá 26,8tr

............
GIẢM GIÁ TRONG NGÀY

0705.386.386 | 22 tr

07768 76888 | 5.5 tr

0787 356 888 | 6,6 tr


---o0o----
CHỌN LỌC SIM HỢP TUỔI
Sim Phong Thủy giá Rẻ
đã được phân tích kỹ lưỡng
rất tốt cho người sử dụng.
Giá chỉ áp dụng cho dịp KM
----o0o----

Sim Số Đẹp Viettel
0789.190.999  | 8.600.000
Giá áp dụng đến hết 16h hôm nay
Sim hợp tuổi
Xem Phong Thủy: 10/10

----o0o----
Sim Số Đẹp Viettel
0915.139.083  | 1,2tr
Sim hợp Mạng KIM


----o0o----

Sim Số Đẹp Viettel
0368.570.570  | 6,8tr 
Sim hợp Mạng Thủy

----o0o----

---------------
Sảnh rồng Mobi
0705.566.568 | 1.05 triệu
Sim hợp Tuổi

Mobifone
KHUYẾN MÃI ĐẶC BIỆT 10/5

0787.356.888 ->5,3tr
07768.7.6888 ->5,6tr
0789.190.999 ->8,6tr
0705.566.568 ->1,05tr
0706.55.68.79 ->770k

-------------------
Quý khách muốn Sở hữu
Sim Số Đẹp hợp Mệnh?
hãy Nhắn tin theo cú pháp
Họ tên, ngày, tháng năm sinh (DL), giới tính
Gửi tới: 0927.785.785
----------
CÁC LOẠI SIM 10 SỐ ĐẸP
Sim Số Đẹp đuôi: 6688
Số Đẹp đuôi: 6868
Sim Số đuôi 1368
Số đẹp 6886
Sim đẹp đuôi 8668
Sim số đuôi 6668
Số Sim đuôi 8886
Sim số đẹp 8866
Sim Thần Tài 7979
Số Thần Tài 7799
THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP

Tổng số sim: 283.955 sim

Đang online: 17 khách

Hôm nay :823 Lượt truy cập

Tổng truy cập:12,188,495


TRUNG TÂM SIM PHONG THỦY VIỆT NAM

Địa chỉ giao dịch
- 630/68 Đường Láng, Phường Láng Hạ, Hà Nội
- Chung cư Quân Đội (K26) 468 Phan Văn Trị , P.7, QGò Vấp, Tp.HCM
- Email: simhoptuoi@gmail.com
Điện thoại liên hệ:

Hà Nội 0982.850.850
TP. HCM0368.570.570

Kiến thức Phong Thủy trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Khi áp dụng cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của Chuyên gia.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào do tự ý áp dụng theo các thông tin trên một cách bừa bãi.